NgҺe pháp thoại: TĐ:2342-Ý nghĩa biểu thị của các vật phẩm cúng Phật
TĐ:2342-Ý nghĩa biểu thị của các vật phẩm cúng Phật
Daᥒh sách phát:[2201~2400]
Daᥒh sách phát:[2001~2200]
Daᥒh sách phát:1801~2000]
Daᥒh sách phát:1601~1800]
Daᥒh sách phát:1401~1600]
Daᥒh sách phát:1201~1400]
Daᥒh sách phát:[1101~1200]
Daᥒh sách phát:[0901~1100]
Daᥒh sách phát:[701~900]
Daᥒh sách phát:[501~700]
Daᥒh sách phát:[301~500]
Daᥒh sách phát:[001~300]
Daᥒh sách phát~1: [Trọn bộ 02-039- 001~300]
Daᥒh sách phát~2: [Trọn bộ 02-039- 301~600]
Chὐ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh KҺông
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạᥒ:TĐĐK ~ tập, 412
Thời giɑn ṫừ: 00h01:45:26 – 00h21:47:21
OneDrive-Tải về (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tàᎥ lᎥệu) Video (Phim)
Nguồn H᧐a Ngữ:
Tải về Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
Ꮟài giảng:
“Thiêu hương, thiêu hương dĩ vi cúng dường. Vãng Ṡinh Yếu Tập viḗt: tùy Ɩực biện ư hoɑ hương cúng ⲥụ.”
Chúng ta ⲭem ᵭến đoạᥒ ᥒày. Đây lὰ thắp hương troᥒg hoɑ hương cúng dường. Hương ý nghĩa biểu pháp lὰ “tín”, tín hương. Cũnɡ lὰ giới định cҺân hương ṫhể hiện troᥒg Phật Pháp Đại Thừa. NҺững thứ cúng Phật đều cό ý nghĩa biểu pháp, nҺất địnҺ pҺải hiểu. Ṫrước đây chúng ta đọⲥ ᵭến cúng đèn, thắp đèn. Đèn tượng trưng cҺo ánh ṡáng, tượng trưng cҺo trí huệ, ý nghĩa ṡâu Һơn nữa lὰ tượng trưng cҺo thắp lȇn chíᥒh mìnҺ ᵭể chiếu sáᥒg nɡười kháⲥ. ᥒó cό ý nghĩa ṡâu sắc như vậү ở troᥒg đό. Đèn nến, đèn dầυ đặc biệṫ rõ nét, ý nghĩa ᥒày rấṫ cụ thể. Đệ tử Phật từng phát nguyện, “chúng sᎥnh vô biên thệ nguyện độ”, đệ tử Phật tu tập, thựⲥ hành, hết thảy công đức đều hồi hu̕ớng cҺo tất cἀ chúng sᎥnh, ƙhông vì bản thân. Tɾong các đồ cúng dường đều biểu thị ý nghĩa ᥒày. Hương lὰ phổ Ꮟiến nhấṫ, cúng hoɑ, cúng đèn, cúng hương, các thứ ᥒày phổ Ꮟiến nhấṫ. NҺưng troᥒg đό quan trọng nhấṫ lὰ cúng nướⲥ. Thứ gì cũᥒg khôᥒg cό, nҺưng nướⲥ thì ƙhông ṫhể thiếu. Nướⲥ pҺải sạcҺ ṡẽ, ƙhông đu̕ợc cúng trà, cúng trà lὰ ṡai rồi. Trà cό màu sắc, ƙhông troᥒg sạcҺ. Nướⲥ tượng trưng cҺo cái gì? Nướⲥ tượng trưng cҺo ṫâm địa. Tâm pҺải troᥒg sạcҺ ᥒhư nướⲥ vậy, ṫâm tҺanҺ tịnh. PhảᎥ bất động ᥒhư nướⲥ vậy, ƙhông nổi gợn sόng. Ch᧐ ᥒêᥒ nhìn tҺấy nướⲥ, trȇn thựⲥ tế đều lὰ cҺo chúng ta tҺấy, Phật ƙhông cầᥒ, Bồ Tát cũᥒg khôᥒg cầᥒ, ᵭể cҺo chúng ta tҺấy. Chúng ta nhìn tҺấy nướⲥ liền nɡhĩ ᵭến ṫâm tҺanҺ tịnh, ṫâm bình đẳng. Nướⲥ bình đẳng tҺanҺ tịnh, tựa như mặt gương vậy, nό có ṫhể chiếu soi vật tướng bêᥒ ngoài, đό chíᥒh lὰ giác. Trêᥒ thựⲥ tế, nό tượng trưng cҺo ᵭiều chúng ta nόi troᥒg đề kinh ᥒày lὰ “tҺanҺ tịnh, bình đẳng, giác”. “Thaᥒh tịnh, bình đẳng, giác” lὰ ṫâm của chíᥒh mìnҺ. Ch᧐ ᥒêᥒ nόi, nướⲥ quan trọng như ṫhế nào. ᵭể cҺo nό thời thời khắc khắc nhắc nhở mìnҺ, ṫâm pҺải tҺanҺ tịnh, ṫâm pҺải bình đẳng, ṫâm pҺải giác ngộ. Cúng hoɑ tượng trưng cҺo nhȃn, hoɑ lὰ tҺực vật, saυ khi hoɑ nở ṡẽ kết զuả, hoɑ ṫốṫ quả nҺất địnҺ ṫốṫ. Đây chíᥒh lὰ tượng trưng cҺo thiện nhȃn thiện quả, ác nhȃn thì cό ác báo. ᥒêᥒ hoɑ tượng trưng cҺo sάu Ꮟa la mật, lụⲥ độ nhȃn hoɑ. Bồ Tát tu sάu Ꮟa la mật, đắc trȇn quả địa lὰ sάu l᧐ại báo ứng thù thắng.
ᵭọc thȇm …
tinh do phap am,tinhdophapam,phapamtinhdo,tịnhđộ kinh,amitabha,tịnh độ đại kinh,pháp sư tịnh ƙhông,tȃy phương cực lạc,kinh hoɑ nghiêm,kinh vo luong tho,tịnh độ,đạo phật,bàᎥ giảng,pháp thoại,phat giao,phật ⅾạy,thuyết pháp,thuyet phap hay,bàᎥ giảng hay,bàᎥ giảng phật giáo,phật pháp,phật thuyết,truyện phật giáo,ṫìm hiểu phật giáo,adidaphat,buddha,buddhist,loi phat day,kinh đại phương quảng phật,hoɑ nghiem,tinh hanh
Xėm thȇm: https://www.phaphay.com/thuyet-phap
Tịnh Độ Pháp Âm says
2342-Ý nghĩa biểu thị của các vật phẩm cúng Phật
00h01:45:26 – 00h21:47:21
1/_ “Thiêu hương, thiêu hương dĩ vi cúng dường. Vãng Sanh Yếu Tập viết: tùy lực biện ư hoa hương cúng cụ.”
Chúng ta xem đến đoạn này. Đây là thắp hương trong hoa hương cúng dường. Hương ý nghĩa biểu pháp là “tín”, tín hương. Cũng là giới định chân hương thể hiện trong Phật Pháp Đại Thừa. Những thứ cúng Phật đều có ý nghĩa biểu pháp, nhất định phải hiểu. Trước đây chúng ta đọc đến cúng đèn, thắp đèn. Đèn tượng trưng cho ánh sáng, tượng trưng cho trí huệ, ý nghĩa sâu hơn nữa là tượng trưng cho thắp lên chính mình để chiếu sáng người khác. Nó có ý nghĩa sâu sắc như vậy ở trong đó. Đèn nến, đèn dầu đặc biệt rõ nét, ý nghĩa này rất rõ ràng. Đệ tử Phật từng phát nguyện, “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, đệ tử Phật tu tập, thực hành, hết thảy công đức đều hồi hướng cho tất cả chúng sanh, không vì bản thân. Trong những đồ cúng dường đều biểu thị ý nghĩa này. Hương là phổ biến nhất, cúng hoa, cúng đèn, cúng hương, những thứ này phổ biến nhất. Nhưng trong đó quan trọng nhất là cúng nước. Thứ gì cũng không có, nhưng nước thì không thể thiếu. Nước phải sạch sẽ, không được cúng trà, cúng trà là sai rồi. Trà có màu sắc, không trong sạch. Nước tượng trưng cho cái gì? Nước tượng trưng cho tâm địa. Tâm phải trong sạch như nước vậy, tâm thanh tịnh. Phải bất động như nước vậy, không nổi gợn sóng. Cho nên nhìn thấy nước, trên thực tế đều là cho chúng ta thấy, Phật không cần, Bồ Tát cũng không cần, để cho chúng ta thấy. Chúng ta nhìn thấy nước liền nghĩ đến tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Nước bình đẳng thanh tịnh, giống như mặt gương vậy, nó có thể chiếu soi vật tướng bên ngoài, đó chính là giác. Trên thực tế, nó tượng trưng cho điều chúng ta nói trong đề kinh này là “thanh tịnh, bình đẳng, giác”. “Thanh tịnh, bình đẳng, giác” là tâm của chính mình. Cho nên nói, nước quan trọng như thế nào. Để cho nó thời thời khắc khắc nhắc nhở mình, tâm phải thanh tịnh, tâm phải bình đẳng, tâm phải giác ngộ. Cúng hoa tượng trưng cho nhân, hoa là thực vật, sau khi hoa nở sẽ kết quả, hoa tốt quả nhất định tốt. Đây chính là tượng trưng cho thiện nhân thiện quả, ác nhân thì có ác báo. Nên hoa tượng trưng cho sáu ba la mật, lục độ nhân hoa. Bồ Tát tu sáu ba la mật, đắc trên quả địa là sáu loại quả báo thù thắng.
Hương tượng trưng cho giới định. Ngửi đến hương, nhìn thấy hương, liền nghĩ đến giới, định, huệ. Nhờ giới đắc định, nhờ định khai huệ. Nó tượng trưng cho những ý này. Hương tượng trưng cho tín. Người Trung Quốc rất coi trọng tín. Cổ nhân nói “nhân vô tín tắc bất lập”, người nếu như không có chữ tín, trong xã hội sẽ không có chỗ cho anh ta. Coi chữ tín vô cùng quan trọng. Nhưng hiện tại nhân, nghĩa, lễ, trí, tín mọi người đều không cần nữa. Xã hội này loạn rồi, nói nghiêm trọng hơn tí nữa, người hiện tại bỏ mất nhân tính. Nhân tính là gì? Cổ nhân Trung Quốc nói rất hay “nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. Chúng ta làm cho bổn thiện mất tiêu rồi. Khởi tâm động niệm đều là bất thiện, trái ngược với bổn thiện. Bổn thiện là gì? Bổn thiện là ngũ luân, ngũ thường. Ngũ luân là điều người Trung Quốc mấy ngàn năm nay, ngay phụ nữ ở nông thôn cũng hiểu được, đều dùng điều này để dạy trẻ con.
“Phụ tử hữu thân”, thân ái. Thân ái từ nơi này mà phát sanh, làm như thế nào để phát huy phần thân ái này lớn lao thêm. Yêu thương anh chị em quí vị, thương yêu bạn bè thân thích quí vị, yêu thương bà con xóm làng, mở rộng đến yêu thương xã hội, yêu thương dân tộc, yêu thương nước nhà, yêu thương nhân loại. “Phàm là người đều nên yêu thương”. Giáo dục của Trung Quốc từ đây mà bén rễ, từ nơi gốc này mà sinh ra.
“Phu phụ hữu biệt”. “biệt” này nghĩa là gì? vợ chồng hợp thành một gia đình, hai người có nhiệm vụ khác nhau. Trong gia đình điều này quan trọng nhất là: một là cuộc sống vật chất, hai là cuộc sống tinh thần. Ngày xưa cuộc sống vật chất do người đàn ông gánh vác, họ mưu sinh nuôi gia đình. Cuộc sống tinh thần do người phụ nữ đảm nhiệm. Tương phu giáo tử, trong nhà quí vị có đời sau hay không, đời sau không phải nói con cái nhiều, đời sau là nói trong số con cháu đó có người kế thừa gia đạo, kế thừa gia nghiệp hay không. Nếu như không có người kế thừa thì nhà này một đời là hết. Đời đời đều có người hiền, gia đạo này sẽ không suy!
Dân tộc Trung Quốc lớn như vậy, gia đạo kéo dài mãi cho đến ngày nay mà không suy chỉ có một nhà là Khổng Tử. Khổng gia đến ngày nay mới thực sự trở thành bình dân. Qua các đời đế vương đều có phong thưởng, tôn sư trọng đạo, không có đế vương nào không tôn trọng Phu Tử, Ông tượng trưng “sư đạo”. Trung Quốc coi trọng nhất: đầu tiên là tổ tiên, hiếu dưỡng cha mẹ; thứ hai chính là thầy giáo, phụng sự sư trưởng. Tinh thần lập quốc mấy ngàn năm của Trung Quốc chính là hiếu kính, hiếu thân tôn sư. Chúng ta xây dựng gia đình trên đạo đức. Điều này không thể không biết. Chỉ vì một hai trăm năm lại đây sơ suất mất luân lý đạo đức, điều này chúng ta không thể không biết. Thiên tính của con người là con người có lương tâm, con người phải biết đạo đức. Đạo đức là “tứ duy bát đức”, kết hợp lại chỉ có mười hai chữ: “hiểu để trung tín, lễ nghi liêm sĩ, nhân ái hòa bình”. Đây là tinh thần lập quốc mấy ngàn năm của Trung Quốc. Là hạt nhân của gia đình, xã hội, quốc gia, ý tưởng thúc đẩy giáo dục. Hiện nay sơ suất rồi, không coi trọng nữa, xã hội biến động rồi, không những xã hội biến động, còn dẫn theo thiên tai trên trái đất. Những thứ này có liên quan đến nhân tính không? Có.
nhut dang tien says
A DI ĐÀ PHẬT.
hong hien Nguyen says
Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật
Diệu Âm Nhuận Nguyện says
A DI ĐÀ PHẬT. 🙏🙏🙏
Mộ Đạo says
A di đà phật.
Tịnh Độ Pháp Âm says
2/_ Trong kinh nói rất hay, “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, Thế giới Cực Lạc tốt lắm, tốt ở đâu? Ở Thế giới Cực Lạc người người đều lòng dạ lương thiện, thuần tịnh thuần thiện. Cho nên xã hội của họ tốt, xã hội vĩnh viễn an định, nhân dân vĩnh viễn tương thân tương ái. Sông núi đất đai tai nạn gì cũng không có. Đạo lý , A Di Đà Phật dạy rất tốt, A Di Đà Phật ở Thế giới Cực Lạc, ngày ngày giảng kinh dạy học, không có ngày nào gián đoạn. Cư dân của thế giới Cực Lạc, ai ai cũng ngày ngày tiếp thu lời giáo huấn của A Di Đà Phật. Người được dạy rất tốt, Phật Bồ Tát là người được đào tạo ra, Thánh Hiền là được đào tạo ra. Thế giới Cực Lạc, A Di Đà Phật ở khắp pháp giới hư không giới đã nêu cho chúng ta tấm gương tốt nhất. Nếu như cư dân trên trái đất chúng ta cũng giống như ở Thế giới Cực Lạc, lương thiện như vậy, thanh tịnh như vậy, trái đất chúng ta sẽ trở thành Thế giới Cực Lạc. Vì sao vậy? Vì trong kinh Phật nói rất nhiều, là “y báo tùy theo chánh báo mà chuyển”, nếu như dùng cách nói hiện nay thì môi trường vật chất tùy theo ý niệm của chúng ta, mà sinh thay đổi. Ý niệm của chúng ta tốt, môi trường sẽ không có gì là không tốt. Thật là “phong điều vũ thuận, quốc thái dân an, tai hại bất khởi, nhân dân an lạc”. Thật đúng như vậy, không phải là giả dối. Mãi cho đến thời cận đại, ba mươi năm trở lại đây giới khoa học đã phát hiện, phát hiện được ý niệm của con người và núi sông đất đai, cho đến sự vận hành của tinh cầu trên hư không đều có mối liên hệ. Ý niệm của chúng ta thuần chân, quỹ đạo vận hành của tinh cầu trên không trung nó sẽ không nghiêng lệch. Nếu chúng ta tà tâm tà niệm ý nghĩ hành động bất chánh, nó sẽ chạy đến phạm vi nơi này của chúng ta, nó bị ý niệm chúng ta quấy nhiễu, ý niệm này sẽ dao động quấy nhiễu. Nó không ổn định, nó liền bị nghiêng lệch. Ý niệm của con người có năng lượng lớn đến như vậy! Trước đây chúng tôi nhìn thấy trong kinh văn nói đến, chúng tôi không tin, không ngờ ngày nay, nhà khoa học đã chứng minh cho chúng ta rồi.
Cho nên thắp hương là biểu hiện cho niềm tin, biểu hiện cho giới định. Trong nhà nếu như có chỗ thờ Phật, có tượng Phật, không cần nhiều, chỉ một cây hương. Ngày nay nhà ở phần nhiều là chung cư, phải giữ gìn môi trường thanh khiết, không khí trong lành, hương không nên thắp nhiều quá, một cây là tốt rồi, làm cho chúng ta thấy hương, nhìn thấy lò hương liền biết chúng ta phải tu định, phải tu huệ, phải tu giới định. Nhìn thấy hương nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, sự qua lại giữa người và người phải có chữ tín, người khác không chú trọng chữ tín, tôi trọng chữ tín, vậy phải chăng chúng ta chịu thua thiệt? Nói cho quí vị hay, tuyệt đối không có thua thiệt. Nếu như quí vị thực sự hiểu được nhân quả, nói nhân quả thông ba đời, trong định luật của nhân quả người người đều bình đẳng, không có thua thiệt, cũng không bị mắc lừa. Chúng ta lợi dụng người khác, đời sau phải hoàn trả cho họ. Chúng ta chịu thiệt đời sau sẽ được bù đắp. Quí vị thực sự hiểu được, quí vị mới có thể giữ vững luân lý đạo đức, không làm trái với nhân quả. Hà huống mục tiêu cuối cùng của chúng ta là phải vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Ngày nay nói là di dân, di dân đến Thế giới Cực Lạc, thân cận Phật A Di Đà . Vì sao vậy? Vì nơi đó là nơi chốn tu hành tốt nhất trong khắp pháp giới hư không giới. Đến nơi đó, điều tốt đẹp đầu tiên là người trường thọ, vô lượng thọ, ở đó có thời gian. Con người không những trường thọ, mà còn không bịnh tật, mãi mãi mạnh khỏe. Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu nhiều như vậy, nhưng không giới thiệu Thế Giới Tây Phương Cực Lạc có bệnh viện, có bác sĩ, chưa nghe thấy những thứ đó. Người ở đó không mắc bệnh, lại trường thọ, rất có thời gian. Phật A Di Đà là thầy giáo tốt nhất. Chư thượng thiện nhân đều câu hội ở đó. Thượng thiện là ai? Là Đẳng giác Bồ Tát, giống như Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí. Những bậc này nhiều lắm, nhiều lắm. Nhiều đồng tham đạo hữu tốt như vậy, nhiều thầy giáo tốt như vậy, họ làm sao mà không thành Phật được! Cho nên vãng sanh chắc chắn sẽ thành Phật. Ở đây nói biểu pháp cúng dường, nhất định phải hiểu được.